Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Thành lập Hội cấp tỉnh
Loại thủ tục Lĩnh vực Tổ chức phi chính phủ
Mức độ Mức 3
Trình tự thực hiện

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/ Kết quả

B1

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ đến lãnh đạo Phòng chuyên môn Sở Nội vụ thụ lý, giải quyết

Bộ phận TN&TKQ

(Sở Nội vụ)

 

 

 

Trả ngay

 

 

Trong ngày

- Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (Biểu mẫu 01)

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Biểu mẫu 03)

- Sổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả (Biểu mẫu 02)

B2

Phân công công chức thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo phòng chuyên môn thuộc Sở Nội vụ

01 ngày

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Biểu mẫu 04)

B3

Thẩm định hồ sơ: Công chức phòng chuyên môn xem xét, thẩm định hồ sơ:

a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện: công chức phòng chuyên môn dự thảo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết trình Lãnh đạo Phòng và Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt.

Trường hợp hồ sơ có tính chất phức tạp liên quan về tên gọi, phạm vi hoạt động, tôn chỉ mục đích, lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ, hội viên: công chức phòng chuyên môn rà soát hồ sơ, tham mưu báo cáo xin chủ trương của Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Sở.

b) Trường hợp hồ sơ cần bổ sung: công chức phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hồ sơ cần bổ sung trình Lãnh đạo Phòng và Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt.

c) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện: công chức phòng chuyên môn thực hiện theo Bước 4. 

 

+ Lãnh đạo Sở Nội vụ

+ Lãnh đạo phòng chuyên môn

+ Công chức phòng chuyên môn

  10 ngày

+ Công chức phòng chuyên môn: 04 ngày

+ Lãnh đạo phòng: 03 ngày

+ Lãnh đạo Sở: 03 ngày

 

- Thông báo hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết (Biểu mẫu 06)/Văn bản của phòng xin chủ trương

 

 

 

 

- Thông báo bổ sung hồ sơ (Biểu mẫu 05)

 

 

B4

B4.1: Dự thảo văn bản xin ý kiến các cơ quan có liên quan.

Công  chức phòng chuyên môn

01 ngày

 

Công văn (theo mẫu)

B4.2: Lãnh đạo Phòng chuyên môn kiểm soát văn bản dự thảo, ký nháy văn bản trình Lãnh đạo Sở

Lãnh đạo Phòng chuyên môn

01 ngày

B4.3: Lãnh đạo Sở xem xét, ký văn bản; Công chức phòng chuyên môn chuyển văn bản đến bộ phận văn thư (Văn phòng Sở) để phát hành

Lãnh đạo Sở Nội vụ

Công  chức phòng chuyên môn

01 ngày

B4.4: Lấy số, đóng dấu, phát hành văn bản

Bộ phận văn thư

Ngay sau khi lãnh đạo Sở ký văn bản

B4.5: Cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu hồ sơ, góp ý kiến gửi về Sở Nội vụ

Cơ quan liên quan

07 ngày

Văn bản cho ý kiến của các cơ quan, đơn vị

B5

Công chức phòng chuyên môn tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, dự thảo Tờ trình của Sở Nội vụ kèm Quyết định UBND TP cho phép thành lập Hội

(Trường hợp ý kiến các cơ quan không đồng ý: công chức phòng chuyên môn tổng hợp, tham mưu văn bản trả lời).

Công chức phòng chuyên môn

02 ngày

Tờ trình Lãnh đạo Sở/Quyết định hành chính/Văn bản

B6

Lãnh đạo phòng chuyên môn xem xét Tờ trình và dự thảo Quyết định hoặc văn bản do công chức tham mưu, ký nháy trình Lãnh đạo Sở

Lãnh đạo Phòng chuyên môn

02 ngày

Quyết định hành chính/Văn bản

B7

Lãnh đạo Sở ký Tờ trình và ký nháy Quyết định hoặc cho ý kiến chỉ đạo giải quyết

Lãnh đạo Sở Nội vụ

02 ngày

 

B8

Lãnh đạo UBND Thành phố xem xét ký Quyết định và chuyển Sở Nội vụ (Bộ phận TN&TKQ) thực hiện theo Bước 7.

Trường hợp không đồng ý (cần phải xin ý kiến bổ sung các đơn vị liên quan), UBND Thành phố có văn bản gửi Sở Nội vụ để tiếp tục thực hiện theo Bước 4.

UBND TP

03 ngày

Quyết định hành chính/Văn bản

B9

Phát hành văn bản:

- Gửi 02 bản cho Sở Nội vụ

- Gửi các Sở, ban, ngành liên quan theo nơi nhận, trừ hội)

Văn phòng UBND TP

 

Quyết định hànhchính/

Văn bản

B10

Tiếp nhận kết quả từ Bộ phận một cửa, Văn phòng UBND Thành phố

Bộ phận TN&TKQ

(Sở Nội vụ)

½ ngày

Quyết định hành chính

B11

- Vào sổ theo dõi và trả kết quả cho tổ chức/cá nhân

 

 

 

- Lưu hồ sơ theo dõi.

Bộ phận TN&TKQ

(Sở Nội vụ)

 

Phòng chuyên môn

(Sở Nội vụ)

Theo phiếu hẹn

½ ngày

Sổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả

Cách thức thực hiện

- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Hà Nội (dichvucong.hanoi.gov.vn).

- Cách 2: Sở Nội vụ Hà Nội (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) (địa chỉ: số18B Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

- Cách 3: Qua hệ thống bưu chính.

Thành phần số lượng hồ sơ

Đơn xin phép thành lập hội (theo mẫu);

Dự thảo Điều lệ (theo mẫu);

Quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kèm theo danh sách trích ngang những người trong Ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

- Đối với nhân sự là người đứng đầu hội phải có:

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; Đối với người đứng đầu (Trưởng ban) Ban vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ;

+ Phiếu lý lịch tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật. 

Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi xác định đặt trụ sở của hội;

Danh sách (theo mẫu), đơn đăng ký (theo mẫu) của công dân, tổ chức Việt Nam thường trú hoặc đang hoạt động hợp pháp trên địa bàn Thành phố hoặc quận, huyện, thị xã mà hội hoạt động tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội.

Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Thời hạn giải quyết 30 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ Hà Nội nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Hội có phạm vi hoạt động trong trong Thành phố; trong huyện (quận, huyện, thị xã)
Cơ quan thực hiện Cấp Thành phố giải quyết
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định hànhchính/Văn bản

Lệ phí
Phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

2. Có Điều lệ.

3. Có trụ sở.

4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm (100) công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi (50) công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi (20) công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười (10) công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một (11) đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm (05) đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 và Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về tổ chức, hoạt động của Hội và nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP;

- Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 579/QĐ-BNV ngày 15/7/2015 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ về lĩnh vực tổ chức phi chính phủ;

- Quyết định số 5905/QĐ-UBND ngày 24/10/2019 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội.