Hoạt động chuyên đề
Sáng 16-11, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt giao diện chuyên trang Cải cách hành chính (CCHC) và vòng chung khảo Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm thực tế về CCHC tại quận Tây Hồ
Sáng ngày 05/11/2024, Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm thực tế tại quận Tây Hồ cho các đại biểu Lớp bồi dưỡng công tác CCHC TP Hà Nội năm 2024.
Tới dự chương trình có: Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng; Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ Đỗ Thái Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi…
Các đại biểu trung ương và thành phố tham dự hội thi. Ảnh: Hương Ly
Theo Ban tổ chức, trải qua 6 tháng triển khai, đã có trên 196 bài thi của các sở, cơ quan tương đương sở và UBND các quận, huyện, thị xã tham gia vòng chung khảo Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2024
Qua các vòng chấm sơ loại, Ban tổ chức đã lựa chọn 30 bài dự thi xuất sắc có chất lượng tốt và có 6 bài dự thi xuất sắc tham gia chung khảo Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính thành phố.
Phần thi của Văn phòng UBND thành phố. Ảnh: Hương Ly
Những đóng góp của các đơn vị và cá nhân không chỉ thể hiện sự sáng tạo, trách nhiệm, mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính. Việc tổ chức cuộc thi cũng nhằm khuyến khích tinh thần nhiệt tình và sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác cải cách hành chính của Thủ đô, tạo khí thế thi đua sôi nổi, hăng hái, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2025.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu. Ảnh: Hương Ly
Phát biểu tại cuộc thi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh: Lễ ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính và chung khảo Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình cải cách hành chính của Thủ đô.
Đây cũng là dịp để tôn vinh những sáng kiến đổi mới, sáng tạo với quyết tâm và nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện chương trình cải cách hành chính, Đề án 06 của Chính phủ, với phương châm hành động “1 mục tiêu, 3 nguyên tắc, 6 phấn đấu” và quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển", "văn hoá và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô"; “xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột, nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô”.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trao giải Nhất cho Văn phòng UBND thành phố. Ảnh: Hương Ly
Các đồng chí lãnh đạo trung ương trao giải Nhì cho đội thi UBND quận Bắc Từ Liêm và UBND quận Long Biên. Ảnh: Hương Ly
Các đồng chí lãnh đạo thành phố trao giải Ba cho các đội thi. Ảnh: Hương Ly
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trao giải tập thể cho các đội thi. Ảnh: Hương Ly
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh trao giải Khuyến khích cho các đội thi. Ảnh: Hương Ly
Đồng chí Hà Minh Hải nhấn mạnh, với vị thế là Thủ đô - trái tim của cả nước, Hà Nội đang chủ động, tiên phong, tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số, xã hội số, công dân số với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc tổ chức vận hành bộ phận "một cửa" các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả… Do đó, chúng ta cần tiếp tục nỗ lực, sáng tạo nhiều hơn để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, bền vững, không chỉ phục vụ nhu cầu hiện tại, mà còn phải định hướng tương lai phát triển của Thủ đô trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các đại biểu đã bấm nút ra mắt giao diện chuyên trang CCHC thành phố Hà Nội. Ảnh: Hương Ly
Tại buổi lễ, các đại biểu đã bấm nút ra mắt giao diện chuyên trang Cải cách hành chính thành phố Hà Nội. Đây là nơi kết nối, chia sẻ thông tin và cũng là công cụ hỗ trợ hiệu quả để người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính, hướng tới 3 mục tiêu: Phi địa giới hành chính, phi trung gian, phi vật chất; thúc đẩy sự minh bạch, hiệu quả và tiện lợi.
Tại vòng chung khảo Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp, 6 đội thi gồm: UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND quận Long Biên, Sở Y tế Hà Nội, UBND quận Đống Đa, UBND quận Mê Linh, Văn phòng UBND thành phố đã thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố qua mỗi phần thi. Kết quả, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã đoạt giải Nhất cuộc thi. Giải Nhì thuộc về UBND quận Bắc Từ Liêm và UBND quận Long Biên. 3 giải Ba được trao cho UBND huyện Mê Linh, Sở Y tế và UBND quận Đống Đa.
Dịp này, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh - Phó Trưởng ban Tổ chức cuộc thi đã phát động Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2025.
Theo http://hanoimoi.vn
Ngày 08/11/2024, Sở Nội vụ Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 3724/HD-SNV về đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội.
Sở Nội vụ hướng dẫn một số nội dung thực hiện đánh giá, xếp loại hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng như sau:
Đối tượng đánh giá, xếp loại gồm: Cán bộ (cán bộ cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã); Công chức (công chức cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã); Viên chức; Lao động hợp đồng.
Việc đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Thành ủy.
Một số nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
CBCCVC, lao động hợp đồng có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
CBCCVC, lao động hợp đồng nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó. Trường hợp tại thời điểm họp đánh giá, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng đang nghỉ thai sản có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định.
Tỷ lệ CBCCVC, lao động hợp đồng xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” theo quy định của Đảng.
Ảnh minh họa
Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá, xếp loại
Việc đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ chức danh diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Thành ủy.
Hằng năm, các tổ chức, cơ quan, đơn vị giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể (hoặc xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết, chương trình, kế hoạch) đối với từng tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý để làm căn cứ đánh giá, xếp loại.
Khi xem xét đánh giá, xếp loại hằng năm, ngoài việc phải căn cứ vào các quy định, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố về công tác đánh giá hằng năm (đã nêu trong Hướng dẫn này), thì phải gắn với kết quả tổng hợp đánh giá, xếp loại hằng tháng (12 tháng trong năm).
Việc đánh giá, xếp loại viên chức ngành giáo dục và đào tạo thực hiện sau khi kết thúc năm học (năm công tác) thời điểm ngày 01 tháng 7 hằng năm; Đối với viên chức các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, thời điểm đánh giá, xếp loại do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Việc tổ chức họp đánh giá, xếp loại phải có ít nhất 2/3 thành phần được triệu tập có mặt dự họp. Không thực hiện việc lấy phiếu của tập thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng khi họp đánh giá, xếp loại. Cá nhân vắng mặt hoặc chưa được đánh giá, xếp loại thì phải tổ chức đánh giá, xếp loại trong thời gian sớm nhất.
Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định.
Trường hợp cá nhân được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì căn cứ kết quả học tập có xác nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thời gian làm việc thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để đánh giá, xếp loại.
Đối với cá nhân được biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi cá nhân đến biệt phái trực tiếp đánh giá, xếp loại và gửi tài liệu đánh giá, xếp loại về cơ quan, đơn vị cử biệt phái để lưu hồ sơ, tổng hợp báo cáo và đề xuất thi đua – khen thưởng.
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm nhiệm nhiều chức danh công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức danh đảm nhận chính, đồng thời, có kết hợp với kết quả thực hiện chức danh kiêm nhiệm.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
Trường hợp cá nhân chuyển đến là người đứng đầu mà không liên quan đến mức xếp loại của tổ chức, cơ quan, đơn vị mới thì không áp dụng quy định “Mức xếp loại của người đứng đầu không được cao hơn mức xếp loại của tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình đứng đầu”.
Đối với cá nhân vi phạm kỷ luật ở tổ chức nơi công tác trước đó nhưng bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở tổ chức mới chuyển đến thì tính vào kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chức nơi xảy ra vi phạm.
Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng được xếp loại chất lượng "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tương ứng được xếp loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" theo từng nhóm đối tượng có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ tương đồng trong cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý (số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số được xếp loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" theo chức danh tương đương ở từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực).
Những nơi có dưới 05 cán bộ lãnh đạo, quản lý; dưới 05 công chức hoặc viên chức hoặc lao động hợp đồng được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” thì chọn 01 cán bộ lãnh đạo, quản lý; 01 công chức hoặc viên chức hoặc lao động hợp đồng để xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nếu đủ điều kiện.
Trường hợp cấp có thẩm quyền là tập thể lãnh đạo, khi họp xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại thì có thể bỏ phiếu kín. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại, cấp có thẩm quyền thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới đối tượng đánh giá và tập thể, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng đối tượng đánh giá.
Cá nhân đã được xếp loại, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức chất lượng đã xếp loại thì hủy bỏ kết quả và xếp loại lại.
Đối với các hội đặc thù được giao biên chế thì hội hoặc tổ chức trực thuộc hội nếu có điều kiện thì có thể vận dụng các quy định nêu tại Hướng dẫn này về đánh giá, xếp loại đối với viên chức hoặc lao động hợp đồng để đánh giá, xếp loại nếu phù hợp.
Tiến độ thực hiện
Cấp chi cục và tương đương; cấp xã: Thực hiện đánh giá, xếp loại đối với cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý hoàn thành trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
Cấp sở, ban, ngành và tương đương; cấp huyện: Thực hiện đánh giá, xếp loại đối với cá nhân, cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 hằng năm; trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại
Các Sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã gửi Biểu tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng và Biểu tổng hợp số lượng cán bộ, công chức, viên chức bị kỉ luật ban hành kèm theo Hướng dẫn này về Sở Nội vụ trước ngày 25 tháng 12 năm thực hiện đánh giá.
Nội dung chi tiết xem tại văn bản đính kèm dưới đây
Ngày 12/11/2024,UBND Thành phố hành Quyết định số 5898/QĐ-UBND về việc tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố cho tập thể, cá nhân đã có nhiều thành tích trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Theo đó, tặng Bằng khen cho 04 tập thể, 07 cá nhân đã có nhiều thành tích trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô gồm: Khoa Xây dựng Đảng, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Khoa Nhà nước và pháp luật, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Ông Phạm Minh Anh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Ông Vũ Lộc An, Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Ông Nghiêm Đình Đạt, Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Bà Đào Thị Hoàng Lan, Trưởng phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Bà Lê Phương Linh, Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Ông Nguyễn Thế Hùng, Giảng viên chính khoa Lý luận cơ sở, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Bà Đinh Thị Thúy Hải, Giảng viên chính khoa Lý luận cơ sở, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.
Mức thưởng cho các tập thể, cá nhân thực hiện theo Điều 58 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ. Tiền thưởng được trích từ Quỹ Thi đua - Khen thưởng Thành phố chuyển vào tài khoản của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong để thực hiện.